04-04-2025 08:56:19
Đau liên quan đến kinh nguyệt được gọi là đau bụng kinh. Khi kỳ kinh nguyệt bắt đầu, thông thường phụ nữ sẽ thấy một mức độ khó chịu và đau nhất định bao gồm chuột rút, đau đầu, đau âm ỉ ở lưng và dạ dày.
Tuy nhiên, đối với một số phụ nữ, cơn đau trở nên nghiêm trọng đến mức làm ảnh hưởng tới cuộc sống bình thường. Không nên bỏ qua điều này vì nó có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn.
Đau bụng kinh thường biểu hiện do các hóa chất gọi là prostaglandin được sản xuất trong tử cung được giải phóng vào máu, khiến các cơ và mạch máu trong và xung quanh tử cung co lại. Đây là lý do tại sao phụ nữ bị đau bụng hoặc đau vùng chậu trong thời kỳ kinh nguyệt.
Theo ThS.BSCKII Nguyễn Công Định - Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội, đau bụng kinh thường bắt đầu từ trước, trong và sau kỳ kinh nguyệt. Cơn đau thường kéo dài vài ngày ở bụng dưới hay khung chậu với các triệu chứng như: đau âm ỉ hoặc đau dữ dội, thậm chí có trường hợp đau quằn quại dẫn đến hôn mê.
Đôi khi, có một lý do khác khiến chị em bị đau trong kỳ kinh nguyệt. Đau bụng kinh dữ dội hoặc dai dẳng có thể cảnh báo một số tình trạng sức khỏe liên quan đến bộ máy sinh sản của người phụ nữ như:
Đối với một số phụ nữ, đau bụng kinh có thể khá nghiêm trọng gây cản trở các hoạt động hàng ngày trong vài ngày mỗi tháng.
Đau bụng kinh sinh lý thường sẽ có cảm giác đau trong khoảng 12 giờ trước khi có kinh hoặc 6 giờ sau khi bắt đầu thấy máu. Một số người có thể bị cơn đau kéo dài tới vài ngày. Nguyên nhân đau nhiều khi hành kinh phần lớn là do sinh học và có yếu tố gia đình. Đau bụng kinh phần lớn do tử cung co bóp quá mức để tống máu kinh ra ngoài gặp ở những tử cung nhạy cảm cao với các kích thích, hoặc là ở những tử cung có tư thế bất thường như gập trước, gập sau,...
Có một số yếu tố lối sống và tình trạng sức khỏe tâm thần có thể làm trầm trọng thêm cơn đau bụng kinh bao gồm:
Đau bụng kinh ở mỗi người là khác nhau. Không có một nhóm triệu chứng nào ảnh hưởng đến tất cả phụ nữ và ngay cả các triệu chứng chung cũng khác nhau về cường độ. Một số triệu chứng phổ biến là:
Ngoài những cảm giác đau bụng dữ dội khi có kinh nguyệt, nhiều chị em còn gặp các triệu chứng trầm cảm như thay đổi tâm trạng và cáu kỉnh trong thời kỳ kinh nguyệt. Nếu những cơn đau bụng kinh không phải do bệnh lý gây ra sẽ có xu hướng giảm dần theo tuổi tác và thường cải thiện sau khi sinh con.
Chị em nên nhớ, đau dữ dội khi trong kỳ kinh nguyệt là không bình thường và không bao giờ được bỏ qua. Ví dụ, nếu tình trạng đau nhức khiến bạn không thể ra khỏi giường, thì đây có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng hơn.
Hãy ghi lại nhật ký cơn đau mà bạn có thể cho bác sĩ gia đình hoặc bác sĩ phụ khoa xem là cách đúng đắn để bắt đầu. Xếp hạng cơn đau từ 1 đến 10 và ghi lại bất kỳ triệu chứng đi kèm nào mà bạn thường xuyên gặp phải. Bạn thu thập càng nhiều thông tin thì bác sĩ sẽ có chẩn đoán chính xác hơn. Trường hợp đau bụng kinh nghiêm trọng làm ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống, các triệu chứng ngày càng tệ hơn, những cơn đau bụng kinh dữ dội cần đi khám càng sớm càng tốt.
Đảm bảo cơ thể luôn cung cấp đủ nước là điều quan trọng. Trà thảo mộc là một cách ngon miệng để đảm bảo nhận được đủ nước và nhiều phụ nữ thậm chí còn báo cáo rằng chất lỏng ấm giúp làm dịu cơn đau bụng kinh. Cố gắng tránh tất cả caffeine và rượu trong thời kỳ kinh nguyệt vì chúng khiến mạch máu co lại, có thể khiến cơn đau bụng kinh trở nên tồi tệ hơn.
Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt để biết thời kỳ sắp bắt đầu kinh nguyệt là một cách giúp bạn dự đoán cơn đau trước khi nó ập đến. Chuẩn bị gói chăm sóc chu kỳ kinh nguyệt có chứa mọi thứ bạn cần để hạn chế cơn đau và quản lý chu kỳ. Những thứ cần thiết bao gồm băng vệ sinh hoặc tampon, túi chườm nóng, gel giảm đau cơ, đồ lót thoải mái, trà thảo mộc yêu thích và một bình nước nóng. Khi đến kỳ, phụ nữ thường có cảm giác thèm ăn. Bạn nên chuẩn bị một số loại thực phẩm yêu thích của mình để giúp bản thân thoải mái hơn một chút.
Chườm ấm vùng bụng và lưng dưới giúp làm giảm cơn đau bụng kinh.
Dưới đây là một số chiến lược bạn có thể bắt đầu thực hiện tại nhà:
Khi cơn đau bụng kinh nghiêm trọng, chảy máu nhiều nên đi khám để tìm ra nguyên nhân và giải pháp điều trị kịp thời. Nếu đau bụng kinh do bệnh lý thì tùy theo mức độ tổn thương, tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định phù hợp để vừa kết hợp điều trị bệnh vừa cải thiện triệu chứng như thuốc tránh thai, phẫu thuật.
Theo Sức Khỏe Và Đời Sống